Khoa Cơ Khí

10/10/2023

THÔNG TIN ĐÀO TẠO

  

Tên ngành đào tạo Căt Gọt Kim Loại, Công Nghệ Ô Tô, Hàn

Trình độ đào tạoTrung Cấp – Cao đẳng

Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển                         

Hệ đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:

     · Trung cấp: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên

     ·  Cao đẳng: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương

  1. Giới thiệu khoa

          Khoa cơ khí  Trường Cao đẳng Long An đào tạo các nghề Hàn, Cắt gọt kim loại, Lắp đặt thiết bị cơ khí, công nghệ ô tô .Đội ngũ giảng viên của khoa với 16 giảng viên và 1 phó hiệu trưởng phụ trách lãnh đạo khoa trong đó  06 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 10 kỹ sư. Đội ngũ giảng viên khoa không ngừng học tập nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

          Khoa đã tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như: nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo và mở rộng đa dạng hóa loại hình đào tạo, đến nay khoa đã và đang thực hiện đào tạo các cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, 

          Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, căn cứ vào điều kiện thực tế về trang thiết bị và sự thay đổi, phát triển của khoa, chương trình đào tạo liên tục được rà soát, tổng hợp, bổ sung.

Trong những năm qua, khoa luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua của nhà trường, đội ngũ giảng viên liên tục được bổ sung trẻ hoá bước đầu còn hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy nhưng có sự nhiệt tình trong công tác, tiếp cận nhanh với kỹ thuật, công nghệ mới, trang thiết bị giảng dạy hàng năm đều được bổ sung theo hướng hiện đại, tiếp cận công nghệ mới, khoa luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

Đội ngũ giảng viên trong khoa đã đáp ứng được công việc giảng dạy theo chương trình đào tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công, các giảng viên tích cực nghiên cứu kỹ thuật công nghệ mới đưa vào giảng dạy, tham gia học tập nâng cao trình độ. Hiện tại đã có 6/16 giảng viên trong bộ môn đạt trình độ thạc sỹ. Bên cạnh đó, các giảng viên cũng tích cực tham gia chế tạo các đồ dùng, thiết bị đào tạo tự làm và có đạt giải trong các hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh và cấp toàn quốc.

  1. Đội ngủ nhân sự 

TT

Họ và tên

Chức vụ

Công việc / Mô-đun tham gia giảng dạy

Học vị

1

Lê Minh Tâm

       

Phó Hiệu trưởng-Phụ trách khoa

Lãnh đạo , định hướng phát triển khoa

Thạc sĩ

2

Tôn Thọ Nguyễn Vinh

Phó trưởng khoa

-Lãnh đạo giáo viên giảng dạy các nghề Hàn-Cắt gọt kim loại-Lắp đặt thiết bị cơ khí

-Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành cắt gọt kim loại-Lắp đặt thiết bị cơ khí

Thạc sĩ

3

Nguyễn Văn Tuấn

Phó trưởng khoa

-Lãnh đạo giáo viên giảng dạy nghề công nghệ ô tô

- Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành công nghệ ô tô

Kỹ sư

4

Ngô Khánh Thu

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành Hàn-Lắp đặt thiết bị cơ khí

Thạc sĩ

5

Cao Hoài Bảo Anh

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành cắt gọt kim loại

Thạc sĩ

6

Tô Duy Nghiệp

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành cắt gọt kim loại-Lắp đặt thiết bị cơ khí

Kỹ sư

7

Võ Thanh Tuấn

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành cắt gọt kim loại

Kỹ sư

8

Nguyễn Anh Tuấn

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành cắt gọt kim loại

Kỹ sư

9

Phạm Thanh Sơn

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành cắt gọt kim loại

Kỹ sư

10

Lê Bá Quyền

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành Hàn-Lắp đặt thiết bị cơ khí

Kỹ sư

11

Nguyễn Khoa Đệ

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành Cắt gọt kim loại-Lắp đặt thiết bị cơ khí

Thạc sĩ

12

Trần Minh Đức

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành công nghệ ô tô

Thạc sĩ

13

Thái Ngọc Đạt

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành công nghệ ô tô

Thạc sĩ

14

Trần Viết Phương

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành công nghệ ô tô

Kỹ sư

15

Nguyễn Văn Quang

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành công nghệ ô tô

Kỹ sư

16

Trần Thanh Hải

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành công nghệ ô tô

Kỹ sư

17

Nguyễn Duy Cường

Giảng viên

Giảng dạy Mô-đun cơ sở, chuyên nghành công nghệ ô tô

Kỹ sư

 

III. Giới thiệu các nghề đào tạo

  1. Cắt gọt kim loại

Cơ khí chế tạo là ngành kinh tế – kỹ thuật có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, vừa là nền tảng, vừa là động lực cho sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt khi nước ta hướng tới quá trình Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì ngành cơ khí càng trở nên quan trọng và phát triển hơn bao giờ hết. Một trong những phân nhánh của ngành Cơ khí chế tạo thì nghề CẮT GỌT KIM LOẠI đang dần trở thành nghề trọng điểm với nhu cầu nhân lực rất cao và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn có đam mê chế tạo máy móc.

CẮT GỌT KIM LOẠI là quá trình gia công trên bề mặt kim loại để tạo thành sản phẩm có kích thước – hình dáng – và độ nhẵn bề mặt theo yêu cầu. Việc gia công này được tiến hành bằng tay hay bằng các máy công cụ truyền thống như: máy tiện, phay, bào, mài,….và các máy công cụ hiện đại như máy tiện CNC, máy Phay CNC, các trung tâm gia công (có sự trợ giúp của máy tính)

 

            Nghề Cắt gọt kim loại là nghề tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các chi tiết máy; các sản phẩm, thiết bị cơ khí.

   Cơ hội việc làm:

Nghề CẮT GỌT KIM LOẠI luôn nằm trong những nghề có nhu cầu lao động rất cao, học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện tốt các công việc gia công trực tiếp trên các máy công cụ phổ biến của nghề từ truyền thống đến hiện đại  để chế tạo ra các sản phẩm là các chi tiết máy thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tại các công ty chế tạo, lắp ráp, kinh doanh các sản phẩm cơ khí; hay nhân viên kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật tại các phân xưởng của các công ty, nhà máy có liên quan đến ngành cơ khí.

 

Học sinh thực tập tại doanh nghiệp

Đặc biệt, chương trình hợp tác lao động giữa tỉnh Long An và tỉnh Ibaraki_Nhật Bản tạo cơ hội cho sinh viên trường Cao đẳng Long An đến Nhật Bản trải nghiệm, làm việc, rèn luyện kỹ năng nghề, kỹ năng quản lý; học hỏi tác phong làm việc, tác phong công nghiệp của người Nhật,... Sau khi trở về, người tham gia chương trình sẽ trở thành lao động chất lượng cao, tham gia làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Long An.

Vị trí làm việc:

  • Tham gia gia công các sản phẩm cơ khí bằng: tiện, phay, bào, hàn, ...
  • Vận hành, điều khiển gia công trên máy CNC;
  • Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố;
  • Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, và giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí;
  • Nhân viên kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí; có khả năng tự tạo việc làm.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

  • Có khả năng tự học tập và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong cơ sở, đơn vị sản xuất, đáp ứng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
  • Được tiếp tục nghiên cứu và học liên thông để đạt trình độ cao hơn theo quy định hiện hành.

Một số hình ảnh học sinh thực tập nghề

 

2. Nghề Hàn

Nghề Hàn là nghề có nhu cầu tuyển dụng cao và được yêu cầu mức lương rất cao. Hầu hết các nước phát triển và đang phát triển đều có nhu cầu nhân lực nghề Hàn rất lớn.  Vì vậy, khi học ngành này, người học không cần lo tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Không những thế, chi phí đào tạo thấp, quá trình học nghề không mất nhiều thời gian, thu nhập cao và cơ hội tích lũy nghề nghiệp của người lao động lại rất lớn.Thuận lợi lớn khi học nghề Hàn là thời gian học nghề nhanh, việc học không đòi hỏi tư duy nhiều, mà cần chăm chỉ luyện tập, nhanh nhạy trong các thao tác.

Đến với nghề Hàn, người học có thể tự thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm cơ khí trên các thiết bị thông thường như máy hàn hồ quang điện và các thiết bị hàn tự động công nghệ cao như hàn Mig, Tig, Rô bot hàn, v.v…. ở tất cả các vị trí hàn khác nhau. Sản phẩm của nghề Hàn là vật dụng bằng kim loại như thép, đồng, nhôm và thông dụng là các mặt hàng như cổng, cửa sắt, giàn giáo, bàn ghế, kết cấu nhà khung thép, đóng tàu, lắp ráp ô tô, chế tạo các thiết bị nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy lọc dầu…

 -Có khả năng chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa;

- Gá lắp được các kết cấu hàn theo các vị trí khác nhau theo yêu cầu kỹ thuật;

- Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MAG/MIG, TIG);

- Đấu nối thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, TIG) một cách thành thạo;

- Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, TIG);

- Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F - 3F), mối hàn giáp mối từ (1G - 3G), mối hàn ống từ vị trí hàn (1G, 2G, 5G) của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ;

- Hàn được các mối hàn MAG/MIG vị trí hàn 1F - 3F, 1G - 3G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Hàn được các mối hàn TIG cơ bản;

- Sửa chữa được các mối hàn bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng;

- Có khả năng làm việc theo nhóm, độc lập;

- Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;

- Biết bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề Hàn.

Nghề Hàn có độ rộng phủ rộng khắp cả nước, vì vậy cơ hội nghề nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp rất rộng mở. Người học có thể đảm nhận các vị trí như Tổ trưởng tổ sản xuất; Kỹ thuật viên phân xưởng; thợ tiện, thợ hàn, thợ phay chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp, nhà máy mở trong các lĩnh vực chế tạo sản phẩm lớn như

  • Công nghiệp dầu khí
  • Công nghiệp chế tạo tàu thủy, tàu đường sắt cao tốc.
  • Công nghiệp hóa dầu, hóa chất.
  • Công nghiệp thủy điện, nhiệt điện.
  • Công nghiệp xi măng.
  • Công nghiệp cầu, hầm
  • Công nghiệp chế tạo nhà xưởng, giàn, dầm
  • Ngành chế tạo máy công nghiệp...

+ Có khả năng tự tạo việc làm: tự đầu tư mở xưởng...

+ Tham gia thị trường khẩu lao động nước ngoài.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Học viên theo học nghề Hàn cũng có nhiều cơ hội nâng cao trình độ trong tương lai.

Có thể học liên thông để đạt trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo; 

Có khả năng tiếp thu, triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới của lĩnh vực công nghệ Hàn;

Có khả năng tự học tập tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và có ý thức học tập suốt đời.

Một số hình ảnh học sinh thực tập nghề

Học sinh thực hành hàn Tig/Mig-Mag

3.Nghề Lắp đặt thiết bị cơ khí

Nghề Lắp đặt thiết bị cơ khí là 1 trong những nghề rất quan trọng phục vụ cho tất cả các công việc liên quan đến sản xuất và đời sống nói chung. Cụ thể là chúng ta thấy được các nhà máy khi mua các thiết bị máy móc mới về cần phải lắp đặt cân chỉnh, hoặc lắp đặt nhà xưởng để mở rộng sản xuất, lắp đặt các cầu trục để nâng hạ các thiết bị tải trọng lớn,... Các lĩnh vực về cơ khí lắp đặt và chế tạo thì học sinh sinh viên ngh lắp đặt thiết bị cơ khí đóng vai trò chínhrất quan trọng.

Đối với học sinh sinh viên nghề lắp đặt thiết bị cơ khí sẽ chế tạo, thi công, lắp đặt các công trình cơ khí theo các bản vẽ kỹ thuật, quy trình chế tạo lắp đặt và vận hành thiết bị đảm bảo đúng yêu cầu, an toàn kỹ thuật”.

Đặc trưng của nghề lắp đặt thiết bị sẽ thực hiện trên các thiết bị cơ khí đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn và an toàn như: Lắp đặt khung băng tải, con lăn đỡ, bộ dẫn động, băng đai,... và vận hành được hệ thống băng tải; Lắp đặt được các máy gia công cơ khí như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy mài,...; - Lắp đặt được hệ thống bơm trong công nghiệp như máy bơm, hệ thống ống cứu hỏa,; Lắp đặt được khung nhà công nghiệp; lắp đặt thang máy...

Vị trí việc làm

Các bạn học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia việc lắp đặt thang máy ở các tòa nhà, Lắp đặt hệ thống bơm phục vụ phòng cháy chữa cháy ở các doanh nghiệp, Lắp đặt và cân chỉnh, các thiết bị cơ khí cho daonh nghiệp, lắp đặt các nhà xưởng quy mô lớn hoặc nhà xưởng của các công trình dân sinh..

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng tự học tập và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong cơ sở, đơn vị sản xuất, đáp ứng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Được tiếp tục nghiên cứu và học liên thông để đạt trình độ cao hơn theo quy định hiện hành.

Một số hình ảnh học sinh thực tập nghề

Học sinh thực hành đo kiểm kích thước bằng máy thủy bình

 

Học sinh thực hành lắp đặt thang máy

Học sinh thực hành lắp đặt máy gia công kim loại

4.Nghề công nghệ ô tô

Hiện nay, ngành công nghệ ô tô đang là ngành đang phát triển mạnh nên được đầu tư với quy mô và chất lượng tương đối lớn. Vì vậy, đòi hỏi về nguồn nhân lực trong ngành này rất lớn và  phải qua đào tạo chuyên môn, có những kiến thức, có kỹ năng chuyên sâu để phù hợp với từng vị trí đảm nhiệm.

Công nghệ ô tô là ngành học tích hợp những kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến….nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

Học ngành Công nghệ Ô tô, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô: động cơ phun xăng điện tử, động cơ phun dầu điện tử, các loại máy động lực….Các hệ thống gầm xe: hệ thống truyền động, truyền lực, hệ thống điều khiển, hệ thống lái….Kỹ thuật  đồng,sơn, kỹ thuật lái xe ô tô… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô.

Để học tốt ngành Công nghệ ôtô bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, kiên trì, nhẫn nại; sức khỏe tốt, không ngại khó khăn; ham học hỏi, thích tiếp cận cái mới; yêu công nghệ, thích sáng tạo và đam mê lĩnh vực ô tô; ngoài ra cần phải có kỹ năng tư duy phán đoán tốt.

Khi hội ngày càng phát triển, nền kinh tế của cũng tương đối ổ định do đó nhu cầu thói quen đi lại của con người cũng được thay đổi, thì ô tô được xem là phương tiện thông dụng để phục vụ nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Như vậy xe ô tô được coi là một trong những phương tiện thiết yếu không thể thiếu. Do đó, sinh viên ngành công nghệ ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí việc làm như sau:

–  Vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô

– Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô

– Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô

– Hoặc tự mở garage sửa chữa ô tô riêng…

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng tự học tập và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong cơ sở, đơn vị sản xuất, đáp ứng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Công nghệ ô tô là lĩnh vực đầy triển vọng, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Hiện tại nghề công nghệ ô tô tại trường Cao đẳng Long An đào tạo với các trình độ sau:

  • Sơ cấp
  • Trung Cấp
  • Cao đẳng
  • Liên thông các cấp từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học
  • Một số hình ảnh học sinh thực tập nghề

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khung gầm  ô tô

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành Kiểm tra và sửa chữa Pan ô tô